Đã từng được ăn, được thưởng thức và say mê hồng treo gió nhưng liệu hồng treo gió bắt nguồn từ đâu bạn có biết? Cách để chúng ta biết trân quý, nâng niu và hiểu rõ giá trị mà một món ăn mang lại đó chính là biết nguồn gốc xuất xứ của nó. Và nếu bạn hứng thú về chủ đề này, cùng theo dõi ngay bài viết của hongtreogio.com.vn để rõ hơn nhé.
Hồng treo gió bắt nguồn từ đâu?
Mỗi khi ngắm nhìn những sợi dây hồng được treo phảng phất ở trong gió, người ta lại nhớ ngay về mùa thu Nhật Bản. Và đúng vật, hồng treo gió bắt nguồn từ đâu, câu trả lời chính là Nhật Bản.
Mùa thu ở xứ Phù Tạng khiến người ta lại liên tưởng đến một góc trời rực rỡ. Sắc vàng có, sắc đỏ có. Đó là những hàng cây phong, cây thích hay là những tán lá bạch quả. Và chắc chắn rồi, để làm nên phong vị mùa thu đẹp mộng mơ, nên thơ thì không thể thiếu hồng treo gió.
Hồng treo gió chính là thức quà của mùa thu Nhật Bản
Mỗi độ hạ đi, thu đến, người Nhật lại được dịp thưởng thức những món ngon từ trên rừng đến dưới biển cả. Phải kể đến như là cá thu đao hay là nấm thông matsutake nổi tiếng trứ danh,… Nhưng đó chưa phải là tất cả, mà nếu để chọn ra thức đặc sản ngon nhất, đại diện cho mùa thu ở xứ Phù Tạng thì phải là hồng treo gió.
Hồng vốn dĩ là một thức quả giòn rụm, thơm ngon được rất nhiều người Nhật yêu thích. Không đơn giản chỉ đến từ hương vị mà hồng treo gió còn mang giá trị dinh dưỡng rất cao, rất tốt cho sức khỏe. Thực tế cho thấy từ những quả hồng, nhà nghề có thể chế biến nên rất nhiều những món tráng miệng phong phú, đa dạng.
Và bạn biết không, ở Nhật, hồng được yêu thích đến độ quốc gia sử dụng ngày 26/10 mỗi năm chính là “ngày của hồng”.
Tuy rằng có nhiều sự khác biệt liên quan đến vùng sản xuất, chế biến cũng như giống hồng. Thế nhưng tổng quan, vụ hồng quanh năm sẽ rơi vào khoảng tháng 9 cho đến tháng 12.
Thức hồng được trồng ở khắp mọi nơi trên đất nước Nhật Bản. Đó là những hòn đảo xinh đẹp như là Kyushu, Honshu hay là Shikoku,… Bên cạnh đó, vì là cây ưa ẩm nên cây có xu hướng phát triển, sinh trưởng tốt ở nhiều tỉnh như là Nara, Fukuoka hay là Wakayama,…
Vì sao lại gọi là hồng treo gió?
Hồng treo gió bắt nguồn từ đâu? Một câu hỏi không khó và bạn đã biết câu trả lời. Nhưng tại sao lại là hồng treo gió mà không phải là bất kỳ một loại hồng nào khác?
Trong từ điển Tiếng Nhật, hồng treo gió phiên dịch ra là hoshigaki hay là korogaki. Vốn dĩ có được một chiếc tên thơ mộng như vậy là bởi hồng được hong khô nhờ vào tự nhiên. Gió chính là yếu tố quan trọng nhất để làm nên món đặc sản vạn người mê này.
Hồng Nhật Bản có 2 loại chính là hồng ngọt và hồng chát. Hồng ngọt thì ăn giòn, hơi dẹt và thưởng thức khi còn tươi được. Hồng chát lại thon dài hơn, nhọn phía dưới, vị hơi chát nhẹ. Vốn dĩ chát như vậy là bởi trong thức hồng có chứa một lượng chất tên gọi là tannin. Mỗi khi ăn hồng, lượng tannin này sẽ bắt đầu tan ra ở trong nước bọt. Vì thế mà khiến lưỡi của mọi người cảm nhận dễ dàng vị chát.
Muốn hồng chát trở nên ngọt vị hơn thì cần phải để cho chúng được chín rục, trở nên mềm nhũn. Vậy nhưng, sự thật là nếu cứ để trên cây nguyên như thế thì bọn chim chóc sẽ đến và ăn sạch.
Từ đây, hồng treo gió chính thức ra đời. Hồng treo gió là sự lựa chọn, lý tưởng tuyệt vời cho những vấn đề ở trên. Nhà nghề Nhật Bản tiến hành thu hái những quả hồng chát khi chúng còn cứng. Sau đó họ tiến hành phơi khô làm nên món hồng treo gió. Khi được lột vỏ và phơi khô, hồng có xu hướng co lại. Ở trên bề mặt sẽ nhanh chóng hình thành nên một lớp vỏ, tạo nên chất có tên gọi là acetaldehyde.
Chất được tạo nên này khiến cho tannin không còn tan ở trong nước bọt nữa. Vị đắng của hồng sẽ tan biến mất. Mà thay vào đó sẽ là một vị ngọt ngon, thơm mềm cực kỳ cuốn.
Giá của hồng treo gió Nhật Bản có đắt không?
Vậy, ở Nhật hồng treo gió bao nhiêu một ký? Nhiều người nghĩ rằng hồng treo gió bắt nguồn từ đâu thì chắc chắn giá ở đó cũng sẽ đắt. Và thực tế đúng là như vậy.
Vì quy trình làm hồng treo gió vốn dĩ đã rất công phu, đòi hỏi nhà nghề cần đặt vào nhiều tâm huyết, nhiều sự tỉ mỉ ở những giai đoạn khác nhau. Từ khâu chọn hồng, sơ chế hồng, buộc dây vào cuống hồng. Hay thậm chí, muốn hồng ngon, mềm, mật vàng thì còn phải mát xa cho chúng thường xuyên nữa.
Và bạn thấy đó, phải trải qua ngần ấy bước, ngần ấy công đoạn thì mới cho ra những mẻ hồng ngon, chất lượng. Do đó, giá hồng treo gió trên thị trường Nhật Bản là tương đối “chát”. Mỗi hộp hồng treo gió cỡ 9 quả loại cao cấp, thượng hạng thì có giá đâu đó là 12.000 yên. Có nghĩa là gần 2 triệu đồng tiền Việt. Đây là một mức giá rất cao so với bình quân thu nhập của người dân ta.
Địa chỉ mua hồng treo gió Đà Lạt chính hiệu
Hiện nay, trên thị trường tràn lan các sản phẩm hồng treo gió đội lốt hồng treo gió Đà Lạt. Song, nguồn gốc thực tế của chúng không hề rõ ràng, một số sản phẩm là hàng Trung Quốc. Do đó không đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Một số người kinh doanh còn bán chúng với giá rất cao nhằm đánh vào các sản phẩm hồng treo gió Đà Lạt chính hiệu, lấy lòng tin khách hàng.
Vậy thì đâu mới là địa chỉ mua hồng treo gió Đà Lạt thơm ngon, chất lượng và uy tín? Bạn có thể đến các cửa hàng chuyên cung cấp hoa quả sấy, đặc sản Đà Lạt. Hay là lên thăm vườn hồng treo gió tại thành phố sương mù. Nhưng để tiện lợi hơn, hãy đặt hàng qua website hongtreogio.com.vn.
Tại đây, chúng tôi chuyên cung cấp hồng treo gió được sản xuất theo phương pháp truyền thống Nhật Bản. Mỗi quả hồng đều được chúng tôi nâng niu, chăm chút, đặt vào đó bao tình yêu và tâm huyết để mang lại cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời nhất khi thưởng thức. Chúng tôi cam kết giá thành đi đôi với chất lượng. Hỗ trợ vận chuyển trên toàn quốc.
Liên hệ đặt mua hồng treo gió Đà Lạt chính hiệu tại đây:
SDT/Zalo: 0965859378 (gặp chị Nhung)
Địa chỉ: A2 Khu Quy Hoạch Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân , Đường Hùng Vương, Phường 11 , TP. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
Website: https://hongtreogio.com.vn/
Chia sẻ bí kíp chọn hồng làm hồng treo gió ngon
Ở Việt Nam ta, để chọn hồng làm hồng treo gió ngon, bạn hãy bỏ túi bí kíp sau:
Hãy mua hồng mềm làm hồng treo gió. Bạn có thể chọn mua hồng Đà Lạt hoặc là hồng Vuông Đồng đều được. Chọn những quả hồng to, màu còn tươi, cầm chắc tay và không bị bầm dập. Mỗi quả như vậy trọng lượng trên 100gr. Và tốt hơn, bạn nên chọn những quả có cả cuống hay ít nhất là còn nguyên tai để dễ dàng cột dây treo vào.
Cách làm hồng treo gió Nhật Bản thơm ngon, vàng ươm đẹp mắt
Tại việt nam, hồng treo gió Đà Lạt chính là thức quà, là đặc sản mà bất kỳ ai khi đến với thành phố sương mù cũng không thể bỏ lỡ. Cách làm hồng treo gió đơn giản nhưng lại tốn thời gian.
Bạn phải tỉ mẩn từng bước một từ gọt hồng, cột dây hồng, mang hồng đi ra phơi mỗi ngày. Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng giúp quyết định vị thơm ngon của hồng chính là chọn giống hồng chất lượng. Đặc biệt phải chọn mùa lý tưởng như mùa thu, khí trời mát mẻ, khoảng 16 độ C là tuyệt nhất.
Sơ chế hồng
Đầu tiên, rửa sạch và gọt vỏ hồng. Phải gọt thật nhẹ tay, tránh làm rụng cuống nếu không sẽ không có đầu buộc dây treo hồng. Sau đó bạn ngâm hồng trong rượu trắng từ 3 – 5 phút cho sạch, tránh nấm mốc.
Buộc dây treo cho hồng
Khi đã kết thúc bước sơ chế, bạn tiến hành quấn dây quanh cuống hoặc bên dưới tai hồng. Tiếp theo bạn mang ra ngoài phơi, tối lại mang vào bật quạt hoặc là mở máy lạnh. Và để đảm bảo hồng không bám bụi, không bị ruồi nhặng bám thì hãy chuẩn bị miếng màng sạch để phủ lên.
Nếu tiết trời ẩm ướt thì không nên làm hồng treo gió bởi khi hồng dính nước mưa thì sẽ hư ngay. Đồng thời, trong quá trình treo, nếu thấy quả nào hư thì bỏ ngay để tránh lây lan ra những quả khác.
Mát xa cho hồng
Khoảng 10 ngàyy phơi, bạn mang bao tay nilon để massage thật nhẹ nhàng cho hồng. Đơn giản chỉ cần nắn bóp xung quanh để làm cho hồng tiết mật, có hương vị ngọt đậm đà. Tuy nhiên bạn cũng không nên nắn bóp quá sớm hay quá mạnh tay nếu không hồng sẽ bị thâm.
Thu hoạch hồng treo gió Nhật Bản
Khoảng 14 ngày phơi đều đặn có nắng, có gió, khi vỏ bên ngoài đã cứng lại thì bạn có thể thu hoạch rồi. Trên vài trái hồng có những mệt màu trắng, nhưng không phải nấm mốc mà chính là đường hồng tiết ra. Chúng kết tủa tạo nên những vân trắng bên trên da hồng đó nhé.
Để bảo quản, hãy hút chân không hay là cho vào hộp kín, để trong tủ lạnh ngăn mát dùng dần. Thời gian tối đa chỉ nên từ 2 – 3 tháng.
Xử lý hồng treo gió bị mốc
Nếu không may, hồng treo gió của bạn bị mốc, bạn có thể tham khảo cách xử lý như sau:
- Kinh nghiệm xử lý tốt nhất, giảm thiệt hại là bỏ những trái đó ra khỏi giàn treo. Điều này nhằm giúp tránh ảnh hưởng, liên lụy đến những trái ở xung quanh giàn.
- Trong quá trình treo hồng treo gió, phải vệ sinh sạch sẽ trong khu vực, tránh ẩm mốc. Không khí phải lưu thông tốt, đảm bảo bề mặt hồng luôn khô ráo.
- Cần phải xử lý vô trùng trước khi mang hồng ra giàn treo, phơi. Qua đó sẽ giúp hạn chế tình trạng nấm mốc đáng kể.
Hồng treo gió tiếng Nhật là gì?
Như bạn đã biết, hồng treo gió bắt nguồn từ xứ sở hoa anh đào. Vậy thì hồng treo gió tiếng Nhật của nó là gì?
Trong tiếng Nhật, hồng treo gió được gọi là “干し柿 – hoshigaki” hoặc “ころ柿 – korogaki”, tức hồng khô.
Phần kết
Như vậy, hongtreogio.com.vn đã chia sẻ đến bạn những thông tin để giúp bạn rõ hơn việc hồng treo gió bắt nguồn từ đâu. Hi vọng bạn sẽ hiểu hơn giá trị của đặc sản này. Và đặc biệt nhớ rằng, khi mua về thưởng thức, cần biết hồng treo gió bảo quản như thế nào để áp dụng đúng. Như vậy mới có thể giữ được lâu!
Cuối cùng, xin cám ơn vì đã dành thời gian theo dõi và ủng hộ bài viết. Nếu mọi người có điều gì quan tâm, thắc mắc cần được hỗ trợ tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi qua:
HÔNG TIN LIÊN HỆ:
Số Điện Thoại : 0965859378
Địa chỉ: A2 Khu Quy Hoạch Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân , Đường Hùng Vương, Phường 11 , TP. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
Website: https://hongtreogio.com.vn/